Năng lượng cũng cần 'gạn đục khơi trong'
Ngay sau Hội nghị thượng đỉnh Khí hậu toàn cầu (COP26) kết thúc, Việt Nam đã phát đi thông điệp hưởng ứng bằng việc Bộ Công Thương tiếp tục rà soát hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo hướng đảm bảo cung cầu nội vùng.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu: Các “Dự án nguồn điện vướng ở đâu gỡ ở đó”, để đưa vào vận hành, đảm bảo cung ứng điện trong sản xuất, kinh doanh. Song, ông cũng chỉ đạo cơ quan soạn thảo rà soát kỹ quy hoạch một số nguồn điện không khả thi để họ không tiếp tục làm nhất là dự án “điện than”.
Năng lượng sạch sẵn sàng ứng phó biến đổi khí hậu bảo vệ hành tinh xanh |
Năng lượng sạch “thế phá bĩnh” trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn đối với nhân loại, tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu, mà thủ phạm vô hình là CO2 phần lớn trong quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch. Việt Nam được đánh giá là một trong 6 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi BĐKH theo báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2020. Các nhà phân tích rất lo ngại tình trạng thiếu hụt năng lượng, khi chứng kiến giá điện tăng lên mức kỷ lục do giá dầu và khí đốt tự nhiên đạt mức cao nhất.
Từ đó, cuộc “cách mạng năng lượng xanh” được xem là đáp án cho bài toán ứng phó BĐKH, góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, thế giới cần tăng mức đầu tư vào “năng lượng tái tạo lên gấp 3 lần” vào cuối thập kỷ này nếu như muốn ứng phó hiệu quả với BĐKH và giữ cho thị trường năng lượng đầy biến động trong tầm kiểm soát.
“Tìm vàng trong nắng” phát triển “kinh tế xanh”
NLMT không chỉ là nguồn năng lượng vĩnh cửu mà còn là phương thức đóng góp tích cực vào phát thải khí nhà kính, hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon trong dài hạn. Đặc biệt, sự tăng trưởng xanh luôn lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước BĐKH, khuyến khích lối sống có định hướng và trách nhiệm.
Theo Ellen MacArthur Foundation mô tả, nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. Từ đó, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải là điều được mong đợi. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng xu hướng toàn cầu sẽ thay thế dần các nguồn NL hóa thạch bằng các NL lượng xanh và sạch hơn (gió, mặt trời, sinh khối, hydro xanh, methanol...).
Áp dụng quy luật kinh tế tuần hoàn, một nhà đầu tư ở miền Tây tiên phong khai thác lĩnh vực điện NLMT với chuỗi công trình quy mô hoành tráng. Tập đoàn đã đo lường được sự đóng góp “tốc độ” của lĩnh vực này trong tăng trưởng kinh tế chung. Không dừng lại trong hành trình “tìm vàng trong nắng”, Khu du lịch ĐMT lại tiếp nối thành công dệt nên “bức tranh cổ tích” giữa đời thường hiện hữu một cách điệu nghệ trên nền công nghệ Solar Farm hùng vĩ, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng vượt bậc từ việc khai thác có hiệu quả tài nguyên đất vốn có.
Năng lượng mặt trời đầy tiềm năng giải tỏa áp lực “khủng hoảng năng lượng” |
Áp lực về nguồn năng lượng của Việt Nam ngày càng lớn, khi nguồn cung dần cạn kiệt nếu giữ nguyên tốc độ khai thác như hiện nay, trữ lượng tài nguyên hóa thạch chỉ đủ khai thác ngắn hạn. Nên Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Đối với nguồn năng lượng hóa thạch, có lộ trình chủ động tích cực giảm và hầu như không phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới”. Bên cạnh đó, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đang “đi vào cuộc sống” kịp thời tháo gỡ những nút thắt trước đó đã được các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
Tuyệt tác KDL Điện mặt trời An Hảo trên nền Solar Farm |
Một chính sách tốt, một cơ chế hợp lý, xuất phát từ nguyện vọng thực tiễn đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước và Doanh nghiệp sẽ tạo động lực thu hút NĐT rót vốn nhiều hơn nữa vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhanh chóng đưa ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế năng động. Việt Nam quyết tâm ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thể hiện trách nhiệm với nỗ lực chung để bảo vệ môi trường hướng tới một Trái đất an toàn cho thế hệ tương lai.
Hay nói theo cách của nhà triết học Hy Lạp Heraclitus nếu “cuộc sống là một dòng chảy” thì trong đó ngành năng lượng cũng cần “gạn đục khơi trong”, thuận theo xu hướng tất yếu của thời đại để tạo ra những giá trị tăng trưởng xanh từ năng lượng sạch hướng đến một hành tinh tươi đẹp.
Tác giả bài viết: Yến Phương - FILI
Nguồn tin: vietstock.vn